Chỉ thị 15/CT-UB năm 1998 về thực hiện Pháp lệnh chống tham nhũng do Tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu | 15/CT-UB |
Ngày ban hành | 21/09/1998 |
Ngày có hiệu lực | 21/09/1998 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Nguyễn Quý Đăng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UB |
Lào Cai, ngày 21 tháng 9 năm 1998 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH CHỐNG THAM NHŨNG
Tham nhũng là một hiện tượng xấu của xã hội, sự tồn tại của nó làm xói mòn bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, là trở ngại vô cùng lớn đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy đấu tranh chống tham nhũng là một việc làm cấp bách, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài; Song đây cũng là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp; đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện hết sức chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành các cấp và của toàn quân, toàn dân.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng chống tham nhũng, coi đây là một vấn đề cấp thiết. Tiếp theo Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về lãnh đạo công tác chống tham nhũng trong tình hình mới, ngày 09/3/1998 Nhà nước đã ban bành Pháp lệnh chống tham nhũng và mới đây ngày 17/8/1998 Chính phủ có Nghị định 64/1998/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh này. Đó là những căn cứ pháp luật đế chúng ta tiến hành công tác chống tham nhũng được tốt.
Ở tỉnh Lào Cai vấn đề tham nhũng xảy ra không lớn nhưng không phải là không có; Trong chống tham nhũng còn hạn chế về những biện pháp để phòng ngừa và phát hiện vi phạm, tội phạm; Việc xử lý hành vi tham nhũng chưa triệt để ... Để thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh chống tham nhũng, cụ thể là Nghị định 64 của Chính phủ, UBND tỉnh Chỉ thị thủ trưởng các cấp, các ngành thực hiện tốt các việc sau:
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về chống tham nhũng:
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh cần tổ chức đợt tuyên truyền về pháp lệnh chống tham nhũng và Nghị định 64 của Chính phủ hướng dẫn thực hành đến tận nhân dân, cán bộ, chiến sỹ. Cùng với việc tuyên truyền pháp lệnh này cần làm tốt việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã, ở cơ quan và ở các doanh nghiệp. Qua đó phát huy được đông đảo quần chúng nhân dân trong việc phát hiện tội phạm, đặc biệt là tội phạm về kinh tế, tham nhũng.
- Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tin đại chúng thường, xuyên đăng tải, tuyên truyền về công tác chống tham nhũng. Nêu những kết quả về công tác chống tham nhũng, kiến nghị xử lý các vụ việc tham nhũng, biểu dương tinh thần đấu tranh và xử lý hành vi tham nhũng của các tổ chức và cá nhân...
- Qua công tác tuyên truyền phải nâng cao được nhận thức của cán bộ và nhân dân trong công tác này; coi đây là một trong biện pháp phòng ngừa ngăn chặn các hành vi tham nhũng.
2. Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính theo kế hoạch của tỉnh.
Cùng với công tác tổng rà soát các vãn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, các ngành, các cấp cần làm tốt việc rà soát các thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc đối với các tổ chức và cá nhân. Trong đợt này, tất cả các huyện, thị xã, các sở, ngành cần lên được danh mục các văn bản quản lý Nhà nước của cấp mình và cấp trên ban hành; loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ, sửa chữa các văn bản không còn phù hợp, đặc biệt là các vãn bản có những quy định thủ tục giải quyết các công việc bất hợp lý. Tuyệt đối không được cơ quan, cá nhân nào tự ý đặt ra các thủ tục trái quy định.
3. Ban tổ chức chính quyền tỉnh phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh ủy tiến hành việc soát xét về công tác tổ chức và cán bộ. Qua đó phát hiện các trường hợp cần phải điều chuyến cho phù hợp thì lập phương án báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
4. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, điền tra, xử lý: Các công tác này phải được tiến hành thường xuyên, nhưng phải có kế hoạch theo sự chỉ đạo của Bộ ngành Trung ương và của Tỉnh ủy. Công tác thanh tra, kiểm tra. kiểm sát cần sớm phát hiện các hiện tượng vi phạm, không để các vi phạm ngày một nghiêm trọng thành hành vi tội phạm.
Trong quá trình phát hiện vi phạm, cần đối chiếu với các quy định của pháp luật đế phân loại xử lý. Về nguyên tắc hành vi vi phạm cần phải được xử lý, mọi tội phạm cần được điều tra, xét xử theo luật pháp.
Trong công tác đấu tranh chống tham nhũng cần bảo đảm được hai mặt về kinh tế và pháp luật. Qua kiểm tra, thanh tra cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế đúng pháp luật, đồng thời lập lại trật tự pháp luật trong quản lý kinh tế đã bị vi phạm. Việc xử lý hành vi tham nhũng đồng thời cẩn có biện pháp thu hồi tài sản nhà nước, tài sản hợp pháp của nhân dân bị xâm hại.
Các ngành: Thanh tra, Công an cần phối hợp tốt với ngành kiểm sát thực hiện tốt công tác này, tránh hiện tượng một lĩnh vực, một ngành nhiều cơ quan cùng thanh tra, kiểm tra, kiểm sát nhưng lại có lĩnh vực, có vi phạm không được thanh tra, kiểm sát và bỏ qua.
Các ngành cần thực hiện tốt, toàn diện Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Thanh tra, Pháp lệnh điều tra hình sự ... đảm bảo hiểu biết về pháp luật toàn diện, trên phương diện chung của luật pháp mà phối hợp thực hiện. Các ý kiến của cơ quan thanh tra về việc xử lý hành vi tham nhũng phải được cơ quan điều tra, kiểm sát phúc đáp kịp thời đúng thời gian và ngược lại.
Ngành Tòa án cần có kế hoạch đưa các vụ việc tham nhũng ra xét xử khi vụ án kết thúc điều tra. Phấn đấu không một vụ án tham nhũng nào xét xử sai phải cải sửa; các vụ án được xét xử trong thời gian luật định, tránh kéo dài gây dư luận không tốt.
Tòa án nhân dân tỉnh cần phối hợp với Sở Tư pháp có biện pháp nâng cao chất lượng xét xử nói chung, xét xử các vụ án tham nhũng nói riêng của Tòa án nhân dân huyện, thị. Công tác xét xử phải có tác dụng tích cực đối với việc phòng ngừa và đấu tranh các phạm vi và tội phạm tham nhũng.
5. Thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý tố cáo tham nhũng.
- Đây là việc làm cụ thể trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin vé hành vi tham nhũng, về nguyên tắc chung thủ trưởng các cấp, các ngành cần quán triệt pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân, pháp lệnh thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
- Đối với việc giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng phải chấp hành đúng theo nghị định 64/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- Các cấp, các ngành cần biểu dương, khuyến khích phát huy tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của quần chúng nhân dân với những động cơ tốt nhằm xây dựng chính quyền, cơ quan nhà nước trong sạch vững mạnh.
- Cương quyết xử lý các trường hợp lợi dụng quyền dân chủ và chủ trương chống tham nhũng để tố cáo sai sự thật, nhằm gãy mất đoàn kết nội bộ làm giảm uy tín của cán bộ, Đảng viên; kích động chống phá việc thực hiện chính sách pháp luật của địa phương, gây tư tưởng xấu trong quần chúng, làm mất thời gian và tốn kém cho các cơ quan chức năng; những hành vi này tuy mức độ phải xử lý theo các quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc kê khai tài sản.
- Quán triệt việc kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn là để cơ quan. tổ chức có thẩm quyền biết được tài sản của người kê khai, phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng. Việc kê khai không nhằm truy nguyên nguồn gốc tài sản.
- Các đối tượng phải kê khai đã được quy định rõ tại Nghị định 64/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 cùa Chính phủ. Thủ trưởng các cấp, các ngành cần tiến hành kê khai tài sản và chỉ đạo cấp dưới của mình trong diện phải kê khai tiến hành kê khai theo mẫu quy định tại Nghị định 64/1998/NĐ-CP. Việc kê khai phải được tiến hành ngay và được bổ sung vào 31/12 hàng năm.
Từ nay cho đến hết tháng 12/1998 các đối tượng kê khai phải nộp cho thủ trưởng các cấp, các ngành bản kê khai tài sản của mình; thủ trưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm nộp bản kê khai (cán bộ khối cơ quan nhà nước nộp về Ban Tổ chức chính quyền, cán bộ khối Đảng và quần chúng nộp cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy). Việc quản lý bản kê khai tài sản được thực hiện nghiêm túc như quy định tại Nghị định 64 của Chính phủ.