Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2011 về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu | 12/CT-UBND |
Ngày ban hành | 27/04/2011 |
Ngày có hiệu lực | 07/05/2011 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Dương Anh Điền |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND |
Hải Phòng, ngày 27 tháng 4 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẤU THẦU SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2009. Một trong những nội dung quan trọng được sửa đổi, bổ sung của Luật Đấu thầu là phân cấp cho chủ đầu tư thực hiện việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/CP), trên cơ sở đó, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu theo thẩm quyền.
Việc thực hiện đấu thầu theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh của công tác đấu thầu, từ đó nâng cao chất lượng công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về đấu thầu. Năng lực của một số chủ đầu tư, nhất là sự hiểu biết các quy định về đấu thầu còn hạn chế; thông tin về đấu thầu chưa được cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu (đặc biệt là thông tin về kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu); việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và đánh giá, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu còn thiếu chặt chẽ; chưa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; các cơ quan chức năng chưa nghiêm túc xử lý các vi phạm trong hoạt động đấu thầu ...
Các tồn tại trong công tác đấu thầu nêu trên dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh trong đấu thầu; chất lượng công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn của một số gói thầu, dự án chưa cao; thời gian thực hiện đầu tư kéo dài làm tăng chi phí trong đấu thầu và tăng chi phí thực hiện đầu tư, chưa đảm bảo hiệu quả trong đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác đấu thầu, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung thực hiện các công việc trọng tâm sau:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan ngang Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ:
a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt thực hiện đúng theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, Nghị định số 85/CP và các văn bản hướng dẫn về quản lý đấu thầu (Danh mục các văn bản quy định về quản lý đấu thầu đang có hiệu lực thi hành được thống kê kèm theo Chỉ thị này);
b) Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các mốc thời gian trong đấu thầu từ khâu cung cấp thông tin, đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ của các dự án, bảo đảm chất lượng của công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn theo yêu cầu;
c) Thực hiện nghiêm túc việc phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu theo quy định nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư theo hướng tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện đấu thầu. Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, các chủ đầu tư có thể mời các cơ quan liên quan (Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng...) tham dự, giám sát các buổi làm việc đóng - mở thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu ... để tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
d) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về đấu thầu (bao gồm cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và kết quả xử lý vi phạm về đấu thầu ...) để đăng tải trên Báo Đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/CP và Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu để đăng tải trên Báo Đấu thầu; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) kết quả lựa chọn nhà thầu và kết quả xử lý vi phạm về đấu thầu thuộc phạm vi quản lý của mình;
đ) Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Lựa chọn cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng có uy tín, đảm bảo thời gian đào tạo tối thiểu là 3 ngày và cấp chứng chỉ về đấu thầu theo quy định;
e) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Văn bản số 572/BTC-HCSN ngày 13 ngày 01 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc thực hiện mua hàng sản xuất trong nước;
g) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của mình để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu. Chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Chủ động nghiên cứu, áp dụng các quy định về đấu thầu qua mạng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí trong quá trình đấu thầu, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đồng thời, tuyên truyền, vận động các chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu thuộc phạm vi quản lý của mình đăng ký tham gia thí điểm đấu thầu qua mạng với Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Địa chỉ Cục Quản lý Đấu thầu: Số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 04 32321035, 080 44171 hoặc đăng ký tại địa chỉ Hệ thống đấu thầu điện tử: http://muasamcong.mpi.gov.vn).
i) Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực và đôn đốc tiến độ các dự án, gói thầu thuộc danh mục được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định thầu, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
k) Tổ chức giải quyết tranh chấp, kiến nghị về đấu thầu theo thẩm quyền và đảm bảo thời gian theo quy định;
l) Chấn chỉnh công tác báo cáo về đấu thầu: Nâng cao chất lượng nội dung báo cáo, bảo đảm số liệu đầy đủ, trung thực và kịp thời.
m) Chỉ định một cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình, thông báo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát để phát hiện và yêu cầu xử lý kịp thời những tồn tại hoặc các hành vi vi phạm trong công tác đấu thầu, đặc biệt là rà soát năng lực của các chủ thể trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu, trong trường hợp cần thiết đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đấu thầu.
b) Hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về đấu thầu cho các đơn vị trực thuộc, cho Phòng Tài chính - Kế hoạch các quận, huyện và cho chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước. Tiếp tục củng cố, tăng cường lực lượng cán bộ của Sở và theo ngành dọc ở các quận, huyện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đấu thầu cả về số lượng và chất lượng cán bộ.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Chủ trì thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị về đấu thầu theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 85/CP để tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết kiến nghị về đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đấu thầu.
e) Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm Tư vấn đấu thầu và chỉ đạo Trung tâm hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định sau:
a) Quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước theo quy định tại điểm 1 mục I Phần II Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chậm nhất trong tháng 7 năm 2011.