Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tập trung thực hiện công tác cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn do tác động của El Nino do tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 09/CT-UBND
Ngày ban hành 15/03/2016
Ngày có hiệu lực 15/03/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Đỗ Hữu Lâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Long An, ngày 15 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN DO TÁC ĐỘNG CỦA EL NINO

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

Từ cuối năm 2014 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino kéo dài, thời tiết diễn ra bất thường, nhiều khu vực trong năm 2015 không có mưa lớn, lượng dòng chảy trên các sông, suối ở hầu hết các vùng đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, dung tích trữ ở nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện đến nay chỉ còn khoảng 30 - 50% dung tích thiết kế. Tại các tỉnh Nam bộ, mùa mưa kết thúc sớm, dòng chảy trên hệ thống sông Cửu Long thấp nhất kể từ năm 1926, xâm nhập mặn sớm và sâu vào đất liền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Dự báo trong thời gian tới, tình hình khô hạn càng gay gắt, khốc liệt hơn; mặn sẽ xâm nhập sâu, kéo dài và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2015-2016, hè thu 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An tập trung thực hiện các công tác cấp bách sau:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 4139/UBND-KT ngày 23/10/2015 của y ban nhân dân tỉnh về việc tập trung chỉ đạo ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn do tác động của El Nino.

Tổ chức kiểm tra theo dõi chặt chẽ nguồn nước, cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên cho dân sinh, chăn nuôi gia súc và các ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của địa phương.

Tổ chức kiểm tra rà soát đánh giá tình hình nguồn nước và diễn biến ảnh hưởng xâm nhập mặn, chu trình sinh trưởng của lúa để xác định mùa vụ, xác định khu vực nào tiếp tục sản xuất, khu vực nào phải ngưng sản xuất, thông báo cho người dân biết nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Rà soát, chuyển đổi cây trồng vụ hè thu 2016, đảm bảo thích nghi với tình hình hạn, mặn cực đoan, gay gắt nhất, thời gian mặn ở Kiến Tường kéo dài đến hết tháng 5, vì vậy sẽ không an toàn cho khu vực từ Kênh 12 trở về phía biển Đông khi có lũ sớm.

UBND các cấp chủ động bằng nguồn vốn của địa phương cho triển khai nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, bơm nước chống hạn tại những vùng thiếu nước do hạn, nhiễm mặn, đp đập ngăn mặn... và có giải pháp tốt nhất phù hợp điều kiện thc tế từng địa phương, chống hạn cho vụ hè thu 2016.

Các huyện vùng hạ, tại những xã không có nguồn nước ngọt, vận động nhân dân chủ động chứa nước bằng các phương tiện sẵn có để sử dụng cho sinh hoạt trong thời gian khô hạn, có kế hoạch cấp nước sinh hoạt cho người dân, đảm bảo không để người dân không có nước, phải sử dụng nước không bảo đảm chất lượng phát sinh dịch bệnh, và các hộ nghèo, hộ chính sách gp khó khăn do không có tiền mua nước để sử dụng trong mùa khô.

Nghiên cứu phương án cải tạo các cửa van vùng triều, hiện nay sử dụng cửa van tự động nên không chủ động lấy nước ngọt cung cấp cho sản xuất tại những vùng ngọt mặn xen kẽ.

Kiểm tra thường xuyên các công trình thủy lợi đầu mối, khắc phục tình hình rò rỉ nước mặn vào nội đồng và có kế hoạch vận hành, điều tiết các cống đầu mối hợp lý phục vụ tốt cho việc ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn trên website Phòng chống thiên tai của tỉnh (http://pctt.longan.gov.vn), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (http://www.siwrr.org.vn).

2. Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Thường xuyên theo dõi diễn biến khí tượng thủy văn, chất lượng nước, nhận định sát tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thông tin đến các cp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp ứng phó thích hợp và kịp thời.

Hướng dẫn các địa phương tập trung rà soát, xác định các khu vực bị thiếu hụt nguồn nước, lập kế hoạch và phương án điều tiết, sdụng nước hợp lý để chủ động triển khai thực hiện trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước.

Tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng, địa phương trong trường hợp xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm phù hợp thực tế và an sinh xã hội.

Tăng cường hướng dẫn, phổ biến ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên lúa và rau màu, nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất đối với tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài.

Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa tăng cường xả nước xuống sông Vàm Cỏ Đông đđẩy mặn tạo ngun nước tưới khu vực Bắc Bến Lức, Bắc Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ và tiếp nước qua Hệ thống Kênh Đông đảm bảo sản xuất cho Khu tưới Đức Hòa.

Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước, vận hành các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tng hợp tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các sở ban, ngành đề xuất tỉnh hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời, hiệu quả.

3. Sở Công Thương

Chỉ đạo ưu tiên bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cấp nước.

4. Sở Tài chính

Cân đối nguồn vốn để hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân, tạo điều kiện tái sản xuất.

5. Sở Kế hoch và Đầu tư

[...]