Chỉ thị 06/CT-UB năm 1984 về lập sơ đồ chung phát triển và phân bố lục lượng sản xuất và quy họach tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh – thời kỳ 1986-2000 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 06/CT-UB
Ngày ban hành 07/03/1984
Ngày có hiệu lực 07/03/1984
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 06/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 03 năm 1984

 

CHỈ THỊ

LẬP SƠ ĐỒ CHUNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LỤC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUY HỌACH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỜI KỲ 1986-2000

(Thực hiện Chỉ thị số 212/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

Ngày 4-8-1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chỉ thị số : 212/CT về việc lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000. Chỉ thị đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương châm chỉ đạo và quy định cụ thể trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong công tác này, đồng thời xác định sơ đồ chung phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minhlà một trong những phần nội dung chủ yếu và hết sức quan trọng, cấu thành tổng sơ đồ của cả nước.

Từ nhiều năm qua, Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, cải tạo và tổ chức lại sản xuất, phát triển và phân bố các mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi thành phố, đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản, chỉ thị nhằm đẩy mạnh công tác này. Nhờ đó, gần đây, công tác điều tra cơ bản và phân vùng quy hoạch thật sự đã có những chuyển biến rõ rệt, đạt được một số kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chỉ thị 212/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì các kết quả đạt được còn rất hạn chế. Nhiều Sở, Ngành, Quận, Huyện chưa chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố, chưa quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác quy hoạch, các chương trình và đề tài tổng hợp chậm được triển khai. Việc chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung chưa đáp ứng kịp với yêu cầu. Hệ thống tổ chức làm công tác quy hoạch ở các ngành, quận, huyện chưa được hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được tăng cường và cũng cố đúng mức. Mặt khác, các Bộ, Tổng cục, ngành dọc và các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố chưa làm đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ, hướng dẫn và phối hợp làm quy hoạch với thành phố.

Chấp hành Chỉ thị 212/CT của Hội Đồng Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện và yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương có liên quan đóng trên địa bàn thành phố, khẩn trương và tích cực tổ chức, phối hợp thực hiện tốt việc lập sơ đồ chung phân bố lực lượng sản xuất và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh – thời kỳ 1986 – 2000 (gọi tắt là sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể(, cụ thể cần thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây :

I. VẬN DỤNG TINH THẦN VÀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHỈ THỊ 212/CT CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung, yêu cầu, mục đích của Chỉ thị 212/CT nói trên, và xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của thành phố, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống các phương án hình thành nên Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể là phải đảm bảo thể hiện và cụ thể hóa được đường lối, chủ trương, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đã được các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước cấp Trung ương và thành phố vạch ra, đặc biệt là Ngị quyết 01 của Bộ Chánh trị.

Các phương án, Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể phải xác định được quy mô, tốc độ, bước đi, cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý nhất, và khả thi nhất cho quá trình cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi thành phố cho thời giạn – 20 năm tới. trên cơ sở này đi sâu, làm rõ nét cho thời kỳ 1986-1990, nhằm đổi mới một bước cơ bản bộ mặt của thành phố ta, biến thành phố trở thành một trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp – khoa học kỹ thuật, trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế lớn của cả nước, tạo cho nhân dân thành phhố một mức sống ngày càng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần; phát huy được vai trò trung tâm của mình đối với các tỉnh phía nam, khu vực lân cận và làm nghĩa vụ chung đối với cả nước; xứng đáng với vai trò mà Đại hội Đảng lần thứ V và Nghị quyết 01 Bộ Chánh trị đã đề ra cho thành phố. Các phương án của Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể đồng thời phải thể hiện được nguyên tắc kết hợp kinh tế với quốc phòng, biến thành phố trở thành một căn cứ hậu cần và đại bàn phòng thủ vững chắc của cả nước, đánh bại bất cứ cuộc chiến tranh nào do kẻ địch gây ra.

Nhiệm vụ nói trên hết sức to lớn, nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải tập trung mọi cố gắng của tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, ra sức hòan thành tốt từng việc và từng mặt công tác thuộc phần trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp, triệt để tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của các Bộ, Tổng cục để tổng hợp và xây dựng cho kỳ được Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể của thành phố.

Sơ đồ chung phát triển và phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn thành phố là bộ khung cơ bản, cốt lõi ban đầu của Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, là một công trình nghiên cứu khoa học lớn, rất tổng hợp và hết sức phức tạp. Đây là lần đầu tiên cả nước và thành phố ta cùng một lúc tiến hành xây dựng Tổng sơ đồ theo một chương trình, kế hoạch và phương pháp chung thống nhất nên khó tránh khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, vấp váp… Vì vậy cần tránh xu hướng cầu tòan và thái độ thụ động chờ đợi, ngược lại phải hết sức khẩn trương, tích cực, chủ động, kiện trì và hướng mọi nỗ lực nghiên cứu vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những nội dung khác của Sơ đồ chung sẽ được nghiên cứu bổ sung, hòan chỉnh dần trong quá trình tiếp theo.

Quá trình làm Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể thời kỳ 1986 – 2000 phải được kết hợp chặt chẽ với việc chuẩn bị tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội thành phố, với việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 với việc thực hiện Chỉ thị 120/HĐBT ngày 17-7-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại các cơ sở sản xuất và xây dựng trên địa bàn thành phố và kết hợp với việc lập luận chứngkinh tế - kỹ thuậtvề xây dựng độ thị.

Việc nghiên cứu lập Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể thành phố chẳng những là một công tác cấp thiết, khẩn trương trước mắt, mà còn là một nhiệm vụ công tác liên tục, lâu dài ; cứ ứng với mỗi chu kỳ của kế hoạch 5 năm chúng ta điều phải tiến hành điều chỉnh bổ sung và xây dựng Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể. Các kết quả nghiên cứu đó phải phục vụ kịp thời cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các ngành và Quận Huyện. Vì thế các cấp, các ngành phải coi trọng việc chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức, bổ sung và tập hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học làm công tác quy hoạch, nhiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tế tốt phục vụ cho trước mắt và lâu dài.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NỘI DUNG CỦA SƠ ĐỒ CHUNG VÀ QUY HỌACH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ THỜI KỲ 1986 – 2000

Nội dung sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể thành phố gồm có :

1. Sơ đồ chung phát triển và phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn thành phố: được xây dựng trên cơ sở các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể quận, huyện. trên cơ sở của Sơ đồ chung này sẽ tiến tới lập quy hoạch tổng thể kinh tế - văn hóa – xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các vấn đề nghiên cứu tổng hợp : Nhằm phục vụ cho việc xác định các mục tiêu chiến lược và xây dựng quan điểm phát triểnm thành phố, giúp gợi ý và định hướng cho các ngành, các quiận, huyện trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch của ngành, địa phương mình.

3. Các phương án quy hoạch liên ngành và các chương trình có mục tiêu, nhằm giải quyết các mối quan hệ cân đối như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm, ngư, nghiệp…; hoặc các vấn đề trọng điểm chi phối sâu sắc đến quá trình cải tạo, xây dựng và phát triển thành phố.

4. Các phương án quy hoạch ngành của từng ngành kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố xây dựng trên cơ sở hiện trạng, tiềm năng, đặc điểm của ngành và những nhu cầu cảu bản thân thành phố, những nhiệm vụ Trung ương giao cho thành phố và các yêu cầu liên kết, hợp tác kinh tế - xã hội với các vùng lân cận.

5. Các phương án quy hoạch tổng thể quận, huyện nói lên khả năng phát triển và sự bố trí các nội dung, yêu cầu của quy hoạch tổng thể của thành phố trên địa bàn từng quận, huyện.

6. Các phương án kinh tế - kỹ thuật của các ngành hàng, nhóm sản phẩm chủ yếu, các vùng chuyên canh và các cây trồng, vật nuôi chính, nhằm luận chứng xác định hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thi cho các phương án quy hoạch ngành, quận, huyện.

Dưới đây là sự phân công trách nhiệm thực hiện những phần nội dung trịng tâm và cơ bản nhất :

(1) Ban Phân vùng kinh tế thành phố là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo lập Sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể thành phố ; giúp Ủy ban nhân dân thành phố lập và phối hợp, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch nghiên cứu chung; giúp theo dõi, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung cụ thể đối với các sở ngành, quận huyện và các cơ quan có liên quan trong việc lập sơ đồ chung; quản lý các chương trình nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, các đề tài trọng điểm. Ban phân vùng kinh tế có trách nhiệm lập sơ đồ chung của thành phố; phối hợp cùng Ủy ban kế hoạch và Ban khoa hoc kỹ thuật sọan thảo hệ thống quan điểm phát triển và xây dựng thành phố; giúp ủy ban nhân dân thành phố trong việc tiếp nhận các phương án quy hoạch ngành, quận, huyện các kết quả nghiên cứu có liên quan và tổ chức xét duyệt các phương án và kết quả nghiên cứu ; giúp đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo giũa Trung ương và thành phố trong toàn bộ công tác này.

(2) Ủy ban kế hoạch thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ban phân vùng kinh tế trong tất cả các giai đọan lập sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể đặc biệt trong việc đề ra các dự đoán về phương hướng, mục tiêu và chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khả năng đầu tư trên địa bàn thành phố trong thời kỳ 1986 – 2000; sử dụng kết quả nghiên cứu trong sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể vào việc xây dựng kế hoạch của thành phố.

(3) Ban Khoa học kỹ thuật với chức năng quản lý khoa học kỹ thuật chung của thành phố có trách nhiệm cùng Ban phân vùng kinh tế giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai tốt tòan bộ công tác này, đặc biệt đảm nhận việc đánh giá tiềm năng khoa học kỹ thuật và dự kiến đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình phát triển sản xuất, xây dựng cơ bản và phát triển văn hóa, xã hội trong thời kỳ 1986 - 2000, cùng với những ảnh hưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của nó; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động các kết quả nghiên cứu của cac chương trình, các đề tài khoa học vào việc lập sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể ; cùng với Ban phân vùng kinh tế nghiên cứu xây dựng tòan bộ nội dung công tác này thành một trong những chương trình nghiên cứu tổng hợp có mục tiêu trọng điểm của thành phố.

(4) Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố có nhiệm vụ cung cấp tình hình, đánh giá tổng hơp hiện trạng cấu trúc hạ tầng sản xuất và xã hội của thành phố; lập quy hoạch đến năm 2000 hệ thống cấu trúc hạ tầng này chú trọng đến mạng lưới dân cư, đô thị và các cụm kinh tế - kỹ thuật ở ngọai thành (trung tâm tiểu vùng) ; nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh của thành phố các định mức về xây dựng cơ bản và cơ sở hạ tầng xã hội để phục vụ các ngành làm quy hoạch, xây dựng cơ bản của ngành mình.

(5) Cục Thống kê thành phố có trách nhiệm cung cấp cho các ngành các số liệu thống kê kinh tế - xã hội, số liệu điều tra nghiên cứu mức sống dân cư theo thành phần xã hội, nghề nghiệp ở các quận, huyện. Qua các số liệu, phối hợp cùng Ban phân vùng kinh tế, Ủy ban kế hoạch phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình phát triển và phân bố kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh trứoc và sau ngày giải phóng. Kết hợp với công tác lập sơ đồ chung và quy hoạch tổng thể, từng bước xây dựng hệ thống biển bản số liệu thống kê theo lãnh thổ, phục vụ cho yêu cầu công tác nghiên cứu lực lượng sản xuấ, phân vùng – quy hoạch và nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội chung.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ