Báo cáo 25/BC-UBDT năm 2017 công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo giai đoạn 2011-2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 25/BC-UBDT
Ngày ban hành 07/03/2017
Ngày có hiệu lực 07/03/2017
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Phan Văn Hùng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2017

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2011-2016

Thực hiện Công văn số 99/TTCP-V.III ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ về việc báo cáo công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo giai đoạn 2011 - 2016. Ủy ban Dân tộc báo cáo cụ thể như sau:

I. Khái quát chung cơ cấu mạng lưới trường học và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng giáo dục của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2011-2016

Giai đoạn từ năm 2011 đến ngày 08 tháng 8 năm 2016, theo cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc được quy định tại Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc và Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Dân tộc có 01 cơ sở đào tạo duy nhất là Trường Cán bộ dân tộc: “Trường Cán bộ dân tộc là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc.”

Căn cứ Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ dân tộc thành Học viện Dân tộc, theo đó “Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; có chức năng nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược, chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học, sau đại học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị”.

Do mới được thành lập, Học viện Dân tộc đang trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng mã ngành đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất. Học viện chưa có phương án tuyển sinh, nên hiện nay chưa có sinh viên theo học.

Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc Học viện Dân tộc: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Học viện Dân tộc là 120 người, trong đó:

- Biên chế chính thức: 87 người.

- Hợp đồng lao động: 33 người, trong đó:

+ Hợp đồng lao động trong biên chế: 06 người.

+ Hợp đồng 68: 03 người.

+ Hợp đồng có thu: 24 người (trong đó gồm 10 Hợp đồng lao động với Học viện Dân tộc; 14 Hợp đồng lao động với Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi trực thuộc Học viện Dân tộc).

Trình độ chuyên môn:

- Phó Giáo sư, tiến sĩ: 03 người.

- Tiến sĩ: 12 người.

- Thạc sĩ: 48 người.

- Cử nhân: 57 người.

II. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục giai đoạn 2011-2016

Sau khi Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ dân tộc thành Học viện Dân tộc có hiệu lực, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã ban hành các quyết định kiện toàn Ban Giám đốc Học viện, trong đó có 01 Quyền Giám đốc và 03 Phó Giám đốc Học viện; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Học viện Dân tộc trong việc bảo đảm các điều kiện về hoạt động của Học viện Dân tộc, liên kết đào tạo, xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo gắn với nhu cầu xã hội; xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập hội đồng trường: Do Học viện Dân tộc mới được thành lập, nên hiện nay đang thực hiện quy trình thành lập Hội đồng Học viện.

Việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với Học viện Dân tộc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về lĩnh vực giáo dục: Do làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, ... cho nên trong những năm vừa qua Ủy ban Dân tộc không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về lĩnh vực giáo dục.

III. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục giai đoạn 2011-2016

1. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục

Học viện Dân tộc mới được thành lập, đang trong quá trình kiện toàn và xây dựng Học viện, chưa tổ chức đào tạo sinh viên. Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban Dân tộc đối với Học viện Dân tộc mới được triển khai thực hiện.

2. Khó khăn, vướng mắc

Học viện Dân tộc là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trực thuộc Ủy ban Dân tộc, đội ngũ công chức theo dõi công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về giáo dục.

[...]