Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Trách nhiệm của bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên theo luật?

Trách nhiệm của bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành là gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên theo luật?

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi thì trách nhiệm của bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên được quy định cụ thể như sau:

    Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên có trách nhiệm:

    - Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;

    - Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 137/2013/NĐ-CP;

    - Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,9 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,9 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện.

    Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi thực hiện hệ số công suất cosφ từ 0,85 trở lên;

    - Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về sóng hài, dao động điện áp, nhấp nháy điện áp theo quy định.

    10