Phải chăng tất cả các hiện vật gốc đều được coi là bảo vật quốc gia?
Nội dung chính
Phải chăng tất cả các hiện vật gốc đều được coi là bảo vật quốc gia?
Tại Khoản 21 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định về các tiêu chí được xem là bảo vật quốc gia như sau:
1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì không phải tất cả những hiện vật gốc đều được xem là bảo vật quốc gia, chỉ những hiện vật gốc độc bản mới được xem là bảo vật quốc gia.