Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Các hành vi bị coi là vi phạm hợp đồng mua bán điện theo quy định của pháp luật hiện hành?

Các hành vi bị coi là vi phạm hợp đồng mua bán điện theo quy định của pháp luật? Hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng không?

Nội dung chính

    Các hành vi bị coi là vi phạm hợp đồng mua bán điện theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi thì các hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện được quy định cụ thể bao gồm:

    + Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;

    + Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;

    + Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;

    + Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

    + Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

    - Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:

    + Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;

    + Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;

    + Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;

    + Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;

    + Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;

    + Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

    + Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 137/2013/NĐ-CP.

    Trân trọng!

    4