11:23 - 09/11/2024

Rút tiền gửi tiết kiệm khi chủ sở hữu đang hôn mê

Cha tôi có gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng hiện tại ông bị đột quỵ và hôn mê. Xin hỏi trong trường hợp này ngân hàng không cho mẹ tôi rút tiền mà đề nghị ra phường kê khai di sản và ra phòng công chứng ký văn bản thừa kế là đúng hay sai? Gia đình tôi phải làm gì để được rút số tiền này một cách đơn giản nhất.

Nội dung chính

    Rút tiền gửi tiết kiệm khi chủ sở hữu đang hôn mê

    1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế chỉ được tiến hành sau khi một người mất đi và để lại di sản. Cha bạn đang bị đột quỵ và hôn mê chứ chưa mất nên không thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế như ngân hàng yêu cầu được. Chỉ khi cha bạn mất đi thì số tiền của cha bạn được coi là di sản thừa kế và những người thừa kế của ông theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự mới được tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật để được hưởng số tiền đó. (Điều 676 Bộ luật Dân sự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại).

    2. Theo quy định thì chủ thẻ tiết kiệm phải trực tiếp làm thủ tục để rút tiền, nếu người rút thay thì phải có ủy quyền bằng văn bản của chủ thẻ. Hiện giờ, bố bạn đang hôn mê thì việc trực tiếp rút hay ủy quyền cho người khác rút đều không tiến hành được. Vậy bạn có thể trao đổi lại với ngân hàng để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

    8