Giá Pi Network ngày 4 4 2025 tiếp lục lao dốc?
Nội dung chính
Giá Pi Network ngày 4 4 2025 tiếp lục lao dốc?
Giá Pi Network hôm nay ngày 4 4 2025, ghi nhận mức giá 0,5557 USD, giảm 18,2% so với phiên giao dịch trước đó. Trên sàn OKX, giá Pi Network hôm nay dao động trong khoảng từ 0,5546 USD đến 0,6966 USD, tương đương từ 14.310 đến 17.860 VNĐ. Mức giảm này phản ánh một xu hướng giảm giá kéo dài trong thời gian gần đây, khi tính từ đỉnh cao nhất, giá Pi Network hôm nay đã giảm đến 68%.
Diễn biến giảm mạnh này không chỉ diễn ra trên sàn OKX mà còn được ghi nhận ở nhiều sàn giao dịch khác có niêm yết token Pi, cho thấy một xu hướng sụt giảm đồng loạt và mang tính hệ thống.
Trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa nói chung và Pi Network nói riêng đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đưa ra quyết định mua bán. Việc theo dõi sát thông tin từ đội ngũ phát triển Pi, tiến độ mainnet, cũng như cập nhật giá trên các sàn giao dịch lớn là rất quan trọng.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng các mức giá hiện tại của Pi chủ yếu đang được giao dịch trên các thị trường chưa chính thức, chưa phản ánh hoàn toàn giá trị thực khi mainnet mở rộng.
Giá Pi Network ngày 4 4 2025 tiếp lục lao dốc? (Hình từ Internet)
Thực hiện mua bán bằng đồng Pi Network ở Việt Nam sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là bao nhiêu?
Theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 thì đồng Pi Network nói chung và các dạng tiền ảo khác nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm và sẽ bị chế tài xử lý hành vi này đã được quy định.
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh toán như sau
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Như vậy, việc thực hiện mua bán bằng đồng Pi Network ở Việt Nam sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân.
Mức phạt đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm.
Việt Nam có những chính sách gì để phát triển giao dịch điện tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì Việt Nam có một số chính sách sau đây để phát triển giao dịch điện tử:
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác.
- Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.