16:25 - 30/09/2024

Chỉnh sửa sai sót trong sổ bảo hiểm được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Chỉnh sửa sai sót trong sổ bảo hiểm được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Chỉnh sửa sai sót trong sổ bảo hiểm được thực hiện như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Theo hướng dẫn tại công văn số 3835/2013/BHXH-CST ngày 27/09/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ Bảo hiểm xã hội và Giấy chứng minh nhân dân quy định Cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung khác thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, như sau:

    - Số chứng minh nhân dân;

    - Ngày cấp chứng minh nhân dân;

    - Nơi cấp chứng minh nhân dân;

    - Hộ khẩu thường trú. Trường hợp sổ bảo hiểm xã hội sai ngày tháng năm sinh so với giấy khai sinh thì điều chỉnh lại theo phiếu giao nhận hồ sơ số 302 nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết.

    Hồ sơ bao gồm:

    - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản)

    - Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (Bản sao)

    - Sổ bảo hiểm xã hội mẫu cũ hoặc Tờ bìa sổ BHXH mẫu mới, Các tờ rời sổ BHXH - Thẻ BHYT cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có điều chỉnh)

    Lưu ý:

    + Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.

    + Người đã nghỉ việc (sổ BHXH đã được chốt): nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

    + Trường hợp sổ BHXH có ngày tháng năm sinh nhưng trên chứng minh nhân dân chi có năm sinh, nếu điều chỉnh lại theo chứng minh nhân dân thì phải bổ sung giấy khai sinh để làm căn cứ điều chỉnh. Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 15 ngày làm việc

    2