Chỉ thị 10/CT-NH1 năm 1994 về Triển khai một bước đề án cải cách lãi suất tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 10/CT-NH1 |
Ngày ban hành | 28/07/1994 |
Ngày có hiệu lực | 28/07/1994 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Cao Sĩ Kiêm |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-NH1 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 1994 |
CHỈ THỊ
TRIỂN KHAI MỘT BƯỚC ĐỀ ÁN CẢI CÁCH LÃI SUẤT TÍN DỤNG
Trong những năm qua, sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất tín dụng Ngân hàng có bước thay đổi cả về chính sách và phương pháp điều hành. Các mức lãi suất được điều chỉnh linh hoạt trong từng thời kỳ gắn với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu tín dụng và chính sách tiền tệ bước đầu đã có tác dụng tích cực trong việc huy động vốn và cho vay như việc quản lý, kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Để phát huy những mặt được của chính sách lãi suất trong thời gian qua, tiến tới hoàn chỉnh chính sách lãi suất trong giai đoạn mới theo đề án đã được Chính phủ chấp nhận, căn cứ vào Điều lệ cụ thể hiện, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng Giám đốc, Giám đốc các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Tổng công ty vàng bạc đá quý, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố triển khai một bước cải cách đề án chính sách lãi suất tín dụng, theo những nội dung sau đây:
1- Căn cứ vào khung và tiền lãi suất cho vay cao nhất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đã công bố theo Quyết định số 184-QĐ/NH1, ngày 28-9-1993, các tổ chức tín dụng lập đến án điều chỉnh một số mức lãi suất tiền gửi và cho vay theo các nguyên tắc:
a) Về lãi suất huy động vốn
a.1- Giữ nguyên các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của dân cư và tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, kho bạc Nhà nước quy định như hiện hành.
a.2- Đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tùy theo nhu cầu sử dụng vốn có thể điều chỉnh lãi suất sát gần với lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư cùng kỳ hạn.
a.4- Lãi suất huy động vốn dưới hình thức trái phiếu của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển được thực hiện theo đề án từng quý III/1994.
b) Về lãi suất cho vay
b.1- Giữ nguyên các mức lãi suất cho vay ngắn hạn được quy định hiện hành.
b.2 Nâng một bước mức lãi suất cho vay trung hạn từ 1,2% tháng hiện nay lên 1,7% tháng.
b.3- Riêng cho vay xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước vẫn giữ bằng mức lãi suất trên 8,4% năm, và cho vay bằng ngoại tệ giữ nguyên lãi suất cho vay tối đa 8,5% năm (cộng cả phí).
c) Lãi suất cho vay đối với miền núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ - Me tập trung vẫn áp dụng cho mức lãi suất thấp ưu đãi giảm 15% như quy định hiện hành.
2. Trên cơ sở tiền lãi suất và các nguyên tắc nêu trên, Tổng Giám, Giám đốc các tổ chức tín dụng quy định từng mức lãi suất cụ thể theo yêu cầu huy động được vốn, được người vay chấp nhận và bảo đảm được hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
3. Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng vẫn tạm thời thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có quyết định mới. Riêng đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước được thi hành theo quyết định số 145-QĐ/NH7 ngày 2-7-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Hàng tháng căn cứ vào sự biến động của lãi suất thị trường quốc tế, trực tiếp là thị trường Singapore để điều chỉnh lãi suất tiền gửi ngoại tệ cho hợp lý và sát với lãi suất thị trường quốc tế.
4. Đi đôi với việc điều chỉnh các mức lãi suất này, các tổ chức tín dụng cần thiết và mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng dẫn thông tin cụ thể, kịp thời cho khách hàng thực hiện có kết quả việc huy động vốn và cho vay, tiết kiệm chi phí ngân hàng, tạo điều kiện triển khai các bước tiếp theo về cải cách lãi suất được thuận lợi.
5. Vụ Nghiên cứu kinh tế ở Ngân hàng trung ương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh các mức lãi suất của các tổ chức kinh tế tín dụng, đảm bảo hài hòa giữa các tổ chức tín dụng trong cùng một địa bàn, tránh có sự chênh lệnh quá lớn hoặc cạnh tranh gây mất ổn định trong hoạt động tín dụng.
Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước trung ương, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trong phạm vi trách nhiệm của mình, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này kể từ ngày 1-8-1994;
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |