Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Hạch toán mã quỹ trong tổ hợp tài khoản kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước theo nguyên tắc gì?

Nguyên tắc hạch toán mã quỹ trong tổ hợp tài khoản kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc hạch toán mã quỹ trong tổ hợp tài khoản kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc hạch toán mã quỹ trong tổ hợp tài khoản kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    Mã quỹ là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản kế toán, dùng để hạch toán các nghiệp vụ thu, chi và giao dịch khác trong phạm vi của từng quỹ đảm bảo tính cân đối của từng quỹ độc lập. Mã quỹ gồm 2 ký tự được quy định là: N1N2. Mã quỹ được sắp xếp có phân khoảng cho từng loại quỹ, các quỹ trong mỗi loại quỹ phát sinh được đánh số theo thứ tự tăng dần. Cụ thể như sau:

    - N1N trong khoảng từ 01 đến 29: Dùng để phản ánh Quỹ chung và các quỹ thuộc quỹ chung. Trong đó:N1N = 01 là Quỹ chung. Quỹ chung (Mã 01) dùng để phản ánh toàn bộ các hoạt động thuộc NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

    - N1Ntrong khoảng từ 30 đến 59: Dùng để phản ánh Quỹ đặc biệt và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ đặc biệt.

    - N1N2  trong khoảng từ 60 đến 79: Dùng để phản ánh Quỹ tự có và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ tự có.

    - N1Ntrong khoảng từ 80 đến 89: Dùng để phản ánh Quỹ uỷ thác và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ ủy thác.

    - N1Ntrong khoảng từ 90 đến 99: Dùng để phản ánh Quỹ khác và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ khác.

    Mã quỹ là mã cân đối của hệ thống, mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh đều phải đảm bảo hạch toán cân đối theo từng quỹ. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải hạch toán theo mã quỹ cụ thể.

    3