Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thiết kế gác lửng và những điều cần lưu ý

Diện tích nhà ở hiện tại lại ngày càng bị thu hẹp do đó thiết kế gác lửng đang là sự lựa chọn tối ưu để đáp ứng nhu cầu trong không gian hạn chế

Nội dung chính

    Nhà gác lửng là gì?

    Gác lửng không được tính là 1 tầng mà nằm vị trí ở giữa của 2 tầng, chiều cao trung bình từ 2.2m – 2.5m. Gác lửng được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp. Hiện nay, gác lửng là 1 kiểu kiến trúc phổ biến, chẳng hạn như: thiết kế sảnh khách sạn, nhà hát, thư viện, nhà máy công nghiệp, nhà kho. Bao gồm cả các nơi như: nhà ở, chung cư...

    Nhà gác lửng là gì? (Ảnh từ internet)

    Ai nên chọn thiết kế gác lửng?

    - Những người có một ngôi nhà không có nhiều diện tích sử dụng, nhưng lại muốn có nhiều chức năng.

    - Người muốn thoải mái hơn trong sinh hoạt.

    - Những gia đình muốn có một góc nhỏ riêng tư, kín đáo, không ảnh hưởng đến các khu vực chính thì nên chọn thiết kế nhà gác lửng.

    - Những người muốn có thêm không gian và trang trí ngôi nhà với thiết kế hiện đại hơn

    - Với những gia đình có sở thích sưu tầm, trưng bày thì xây nhà gác lửng là một phương án lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này.

    Ai nên chọn thiết kế gác lửng? (Ảnh từ internet)

    Lưu ý khi thiết kế gác lửng

    1. Xác định công năng và vật liệu

    Cần xác định rõ công năng gác lửng ngay từ khi lên ý tưởng xây nhà. Điều này giúp cho quá trình thiết kế gác lửng trở nên dễ dàng, đồng bộ hơn.

    Nếu tầng lửng được thi công trong quá trình xây dựng, khu vực này sẽ sử dụng bê tông, cốt thép làm vật liệu chính và có độ bền cao.

    Nếu tầng lửng được thi công sau khi công trình nhà ở đã đi vào sử dụng thì sẽ ưu tiên những vật liệu nhẹ, dễ sử dụng và có độ cứng, độ bền cao, ví dụ như gỗ, tấm làm gác lửng chuyên dụng... Trường hợp này, nên bố trí phòng ngủ, phòng làm việc tại đây sẽ phù hợp hơn.

    2. Sử dụng vật liệu

    Hãy nhớ rằng ngoài vẻ đẹp thì độ bền của vật liệu được sử dụng cũng quan trọng không kém. Để đảm bảo sự chắc chắn, bạn có thể sử dụng gỗ, kim loại nhẹ, thép nhẹ hoặc bê tông. Bạn cũng có thể sử dụng các vật liệu trong suốt như kính cường lực để tạo cảm giác thoáng đãng và nhẹ nhàng. Sử dụng vỉ lưới cho gác lửng thêm điểm nhấn nổi bật.

    3. Lựa chọn kích thước phù hợp

    Theo lý thuyết, chiều cao của gác lửng nên nằm trong khoảng 2,4 - 2,8m. Diện tích của gác lửng không vượt quá 60% diện tích mặt sàn theo quy chuẩn xây dựng. Nếu xây thấp sẽ làm cho không gian này có cảm giác tù túng, nhưng quá cao thì sẽ thành một tầng riêng biệt.

    4. Tận dụng ánh sáng

    Ánh sáng phải phù hợp với chức năng của gác lửng của bạn như ánh sáng tự nhiên ngoài cửa sổ, hay các loại đèn trang trí. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng ánh sáng phù hợp với cả khu vực gác lửng và từ bên dưới. Làm điều này có thể giúp cho căn nhà bạn trở nên hoàn hảo hơn

    Với yêu cầu điều hòa nhiệt độ, đặc biệt trong mùa hè nóng bức, có thể cân nhắc phương án sử dụng tấm cách nhiệt trên trần và xung quanh tường.

    5. Cầu thang hoặc thang lên gác lửng

    Khi thiết kế gác lửng, cầu thang hoặc thang lên gác lửng nên có kích thước hợp lý, dễ sử dụng và an toàn. Có thể cân nhắc các kiểu dáng như cầu thang thẳng, xoắn ốc hoặc thang rút gọn. Đảm bảo cầu thang có chiều cao và góc nghiêng phù hợp để người sử dụng không gặp khó khăn khi di chuyển lên xuống.

    6. An toàn

    Nên lắp đặt lan can hoặc rào chắn an toàn quanh gác lửng để ngăn ngừa tai nạn. Đảm bảo lan can có chiều cao phù hợp và không có khe hở quá rộng. Cũng nên chọn vật liệu sàn không trơn trượt để giảm nguy cơ té ngã.

    7. Lựa chọn nội thất

    Sử dụng đồ nội thất và thiết kế nội thất để tối ưu hóa không gian trên gác lửng, chẳng hạn như giường gấp, bàn làm việc tích hợp, hoặc kệ sách. Cân nhắc việc tích hợp các giải pháp lưu trữ thông minh để tiết kiệm không gian sử dụng khi thiết kế gác lửng, chẳng hạn như tủ quần áo âm tường hoặc kệ treo tường.

     

    7