Mâm cúng lễ tạ cuối năm gồm những gì? Văn khấn lễ tạ cuối năm

Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm là gì? Mâm cúng lễ tạ cuối năm gồm những gì? Văn khấn lễ tạ cuối năm

Nội dung chính

    Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm là gì?

    Lễ tạ cuối năm là một phong tục truyền thống giàu ý nghĩa, nghi thức này mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh tại những nơi đã cầu xin lộc đầu năm.

    Quan niệm này gắn liền với triết lý “có vay, có trả,” nhấn mạnh sự hài hòa và cân bằng trong mối quan hệ giữa con người và thế giới tâm linh.

    Đầu năm, gia chủ thường làm lễ cầu an, giải hạn tại chùa, đền, phủ hoặc những nơi linh thiêng khác để xin lộc và sự bình an. Cuối năm, gia đình sẽ sắp xếp thời gian quay lại những địa điểm này để thực hiện lễ tạ, đồng thời đăng ký cầu an, giải hạn cho năm mới.

    Điều này không chỉ là hành động “trả lễ” mà còn mang lại cảm giác yên tâm, hy vọng vào một năm mới thuận lợi và suôn sẻ.

    Việc trả lễ đúng nơi đã xin lộc được coi là cách duy trì sự kết nối tâm linh và tạo nên một khởi đầu trọn vẹn cho năm mới. Lễ tạ cuối năm vì thế, không chỉ mang giá trị nghi thức mà còn thể hiện niềm tin, hy vọng và lòng thành kính của mỗi gia đình Việt.

    Mâm cúng lễ tạ cuối năm gồm những gì? Văn khấn lễ tạ cuối năm

    Mâm cúng lễ tạ cuối năm gồm những gì? Văn khấn lễ tạ cuối năm (Hình từ Internet)

    Mâm cúng lễ tạ cuối năm gồm những gì?

    Mâm cúng lễ tạ cuối năm không cần quá cầu kỳ, nhưng phải được chuẩn bị với sự chân thành và sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Thông thường, mâm lễ bao gồm các vật phẩm sau:

    - Hương nhang: Để dâng hương cầu nguyện.

    - Hoa tươi: Các loại hoa như cúc, loa kèn,… thường được chọn vì mang ý nghĩa thanh khiết.

    - Quả mới: Những loại trái cây tươi ngon như táo, xoài, thanh long,…

    - Phẩm vật: Các loại bánh kẹo, oản,…

    Mâm lễ này thường được dâng lên các ban thờ Phật, Bồ Tát tại chùa hoặc các đền có bàn thờ Phật. Ngoài ra, cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.

    Khi cúng ban thần linh, nên chuẩn bị thêm đồ lễ hàng mã như tiền vàng, nón, hài,… để dâng kèm. Đối với các đền hoặc phủ, mâm lễ mặn thường được chuẩn bị thêm cho ban Công Đồng, bao gồm:

    - Gà luộc: Thể hiện sự trọn vẹn và may mắn.

    - Giò chả, xôi: Các món truyền thống, được nấu chín kỹ càng.

    Mâm lễ được chuẩn bị chu đáo không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn góp phần làm cho nghi thức thêm trang trọng và ý nghĩa.

    Văn khấn lễ tạ cuối năm tại nhà

    Sau đây là văn khấn lễ tạ cuối năm tại nhà tham khảo:

    Hôm nay là ngày mùng 2 (hoặc 16) tháng …. năm ….
    Gia chủ thành tâm xin dâng hương hoa quả, gạo muối, giấy tiền vàng bạc, bánh kẹo, …. cúng cho các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này.
    Vậy xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này thọ nhận chứng minh ủng hộ cho gia chủ.
    NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT chứng minh (3 lần)
    Mô Phật – Lễ vật của gia chủ có điều gì sơ sót, gia chủ xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực niệm tình, hoan hỉ tha thứ.
    NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (3 lần)
    (bài cúng này nguyện 2 lần)
    Khi nhang sắp tàn, đọc:
    NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (7 lần)
    Mô Phật – Lễ cúng tới đây đã kết thúc. Gia chủ xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực ở đâu trở về đó, và cho gia chủ xin cáo thỉnh lễ vật.
    NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT chứng minh (3 lần)
    (trộn gạo muối rải trước, đốt giấy tiền sau)
    60