Quyết định 2622/QĐ-UBND năm 2008 về cơ chế, chính sách hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp; vụ đông do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
Số hiệu | 2622/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/09/2008 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Nguyễn Hạnh Phúc |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2622/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 18 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ MUA MÁY PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP; HỖ TRỢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2008.
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ ý kiến thống nhất về Cơ chế, chính sách hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất nông
nghiệp và hỗ trợ sản xuất vụ Đông năm 2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh tại Công văn số 66/HĐND-CV ngày 17/9/2008,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Cơ chế, chính sách hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ sản xuất vụ Đông năm 2008, với các nội dung sau:
1. Hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Loại máy được hỗ trợ: Máy gặt đập liên hợp, máy gặt rải hàng, máy làm đất đa năng, máy gieo hạt đậu tương, máy xạ hàng (các loại máy chế tạo trong nước mới được hỗ trợ).
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ nông dân, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% đơn giá máy.
2. Hỗ trợ kho lạnh để bảo quản giống:
- Đối tượng được hỗ trợ: Cá nhân, tập thể xây dựng kho lạnh để bảo quản giống.
- Quy mô và định mức hỗ trợ: Kho lạnh có công suất tối thiểu bảo quản được 30 tấn khoai tây giống/1 kho thì được hỗ trợ 100% tiền thiết bị làm lạnh.
3. Hỗ trợ sản xuất vụ Đông năm 2008:
- Các loại cây được hỗ trợ : Đậu tương, khoai tây, ngô.
- Đối tượng được hỗ trợ: Các hộ nông dân, các tổ chức thuê, mượn đất để trồng cây vụ đông có diện tích từ 0,54 ha/hộ trở lên.
- Mức tiền hỗ trợ: 600.000 đồng/ha (Sáu trăm nghìn đồng trên một héc ta).
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh; riêng nguồn vốn hỗ trợ thiết bị kho lạnh ngân sách tỉnh 80%, ngân sách huyện 20%.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài chính chỉ trì, thống nhất với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước, tình hình triển khai thực hiện tại các địa phương chủ động cân đối, bố trí kinh phí kịp thời, hướng dẫn trình tự thủ tục cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo các nội dung tại Điều 1 cho UBND các huyện, thành phố; hàng quý, năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan thông tin truyền thông của tỉnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Cơ chế, chính sách hỗ trợ tới các địa phương để nhân dân hiểu và thực hiện; xây dựng qui chế quản lý việc hỗ trợ đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, hướng dẫn các địa phương thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các địa phương.
3. Sở Công thương: Hướng dẫn người dân về các loại máy, nguồn gốc, xuất xứ, tính năng tác dụng và các thông số kỹ thuật, nơi cung cấp, giá các loại máy theo từng tháng để nhân dân yên tâm đầu tư.
4. UBND các huyện, thành phố thực hiện việc lập, hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định; chỉ đạo thực hiện việc cấp phát kinh phí hỗ trợ tới tận các đối tượng được hỗ trợ trong địa bàn; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình, tăng thời lượng phát sóng để tuyên truyền sâu, rộng Cơ chế, chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |