Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 39/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2016
Ngày có hiệu lực 18/12/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Văn Đọc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/NQ-ND

Quảng Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH VÀ CƠ CHẾ, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Căn cứ Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Quyết định số 2577/QĐ- BTC ngày 29/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 7735/TTr-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đánh giá thực hiện dự toán ngân sách năm 2016; dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương năm 2017; Báo cáo số 170/BC-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, phương án phân bổ chi đầu tư phát triển ngân sách tỉnh năm 2017; Báo cáo thẩm tra số 120/BC-HĐND ngày 03/12/2016 của Ban kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách địa phương năm 2017 như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

31.800.000 triệu đồng

- Thu hoạt động xuất nhập khẩu:

5.400.000 triệu đồng

- Thu nội địa:

26.400.000 triệu đồng

2. Thu ngân sách địa phương:

19.134.210 triệu đồng

- Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp:

18.761.202 triệu đồng

- Bổ sung từ ngân sách trung ương:

373.008 triệu đồng

3. Tổng chi (bao gồm cả trả nợ gốc)

19.134.210 triệu đng

3.1. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương:

18.831.710 triệu đồng

a) Chi đầu tư phát triển:

4.258.752 triệu đồng

Trong đó chưa bao gồm tiết kiệm chi thường xuyên, tăng thu bổ sung chi đầu tư phát triển

3.421.000 triệu đồng

b) Chi chương trình mục tiêu quốc gia (phần sự nghiệp)

656 triệu đồng

c) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

1.600 triệu đồng

d) Chi thường xuyên:

13.610.917 triệu đồng

- Sự nghiệp kiến thiết kinh tế:

1.159.749 triệu đồng

- Sự nghiệp môi trường:

658.387 triệu đồng

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề:

3.632.975 triệu đồng

- Sự nghiệp y tế:

1.088.833 triệu đồng

- Sự nghiệp văn hóa thông tin:

130.332 triệu đồng

- Sự nghiệp phát thanh truyền hình:

59.292 triệu đồng

- Sự nghiệp thể dục thể thao:

82.517 triệu đồng

- Sự nghiệp khoa học công nghệ:

337.050 triệu đồng

- Chi đảm bảo xã hội:

542.959 triệu đồng

- Chi quản lý hành chính:

1.952.329 triệu đồng

- Chi an ninh, quốc phòng:

337.756 triệu đồng

- Chi khác:

207.738 triệu đồng

- Tiết kiệm bổ sung chi đầu tư phát triển:

3.421.000 triệu đồng

e) Dự phòng ngân sách:

374.176 triệu đồng

f) Dự phòng tiền lương:

530.609 triệu đồng

g) Chi trả lãi, phí:

55.000 triệu đồng

3.2. Trả nợ của ngân sách địa phương năm 2017:

302.500 triệu đồng

4. Tổng mức vay của ngân sách địa phương:

668.900 triệu đồng

Điều 2. Phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh 2017

- Phân bổ vốn đầu tư phát triển: Nhất trí thông qua nguyên tắc, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2017 như Báo cáo số 170/BC-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án phân bổ chi tiết, thống nht với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, làm cơ sở giao kế hoạch chi tiết vốn đầu tư phát triển năm 2017.

- Phân bổ chi thường xuyên: Nhất trí thông qua phương án phân bổ chi thường xuyên năm 2017 như Tờ trình số 7735/TTr-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư khối tỉnh chưa phân bổ chi tiết, UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi quyết định các nhiệm vụ chi.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 với các nội dung như sau:

1. Tiếp tục tăng cường phân cấp nguồn thu cho các địa phương, gắn với trách nhiệm cụ thể của tập thvà cá nhân người đứng đầu chính quyền cấp đó đtạo thế chủ động trong công tác quản lý, điều hành ngân sách, tăng khả năng tự cân đối; đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, phấn đấu giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh, cụ thể:

- Nguồn thu phí tham quan Vịnh Hạ Long (phần nộp ngân sách nhà nước sau khi trích để lại để phục vụ cho các hoạt động của Ban Quản lý Vịnh theo tỷ lệ quy định) được điều tiết 100% cho thành phố Hạ Long; trong đó dành tối thiểu 30% để chi cho các nhiệm vụ quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, duy trì các hoạt động đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường và các nhiệm vụ thường xuyên khác (ngoài các nhiệm vụ chi do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện từ nguồn thu phí Vịnh được để lại).

- Điều tiết 100% nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (thu qua Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh) cho ngân sách các địa phương để cân đối cho nhiệm vụ vệ sinh môi trường, trong đó dành một phần kinh phí cho công tác trng rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường phát triển rừng bền vững.

- Dành 100% số tiền thu được do xử phạt các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm cho các địa phương, các ngành để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Các địa phương có nguồn thu phí bảo vệ môi trường từ khai thác than, sau khi ưu tiên dành nguồn thu này để cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên về môi trường mà còn nguồn thì được bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương để đầu tư các dự án về môi trường.

3. Nguồn thu phí hạ tầng cửa khẩu (phần nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trích để lại cho đơn vị thu phí chi cho công tác thu phí theo quy định) được để lại 100% cho các địa phương. Trong đó, huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà dành 100%, thành phố Móng Cái dành tối thiểu 50% nguồn thu phí này để chi đầu tư các dự án hạ tầng cửa khẩu.

4. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu từ xổ số điện toán phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định) được cân đối chi đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 60% cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế, tối thiểu 10% cho chương trình nông thôn mới. Số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương, số tăng thu thực hiện từ hoạt động xổ số so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để phân bổ chi đầu tư cho các công trình quan trọng, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế và nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Các địa phương dành tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm (không bao gồm số ghi thu, ghi chi - nếu có) cùng với nguồn kinh phí được btrí giao trong sự nghiệp kinh tế đthực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giy chứng nhận quyn sử dụng đất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013.

Nguồn thu tiền sử dụng đất các địa phương được hưởng còn lại (nếu có) để chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, các dự án di dân, tái định cư, phát triển quỹ đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Riêng số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (trừ phường, thị trấn) được dành tối thiểu 80% để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

6. Từ năm 2017, kinh phí đảm bảo hoạt động xử phạt vi phạm hành chính[1]; kinh phí phục vụ công tác thu lệ phí[2]; kinh phí được để lại cho các ngành đsử dụng vào việc kiểm tra, kiểm nghiệm, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn tương ứng với số thu được do xử phạt các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm[3] từ nguồn xử phạt các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm: được btrí trong dự toán giao đầu năm (trên cơ sở kết quả thu, chi của năm trước và khả năng thực hiện năm hiện hành). Trường hợp đến hết năm, số thu nộp ngân sách nhà nước nhỏ hơn số chi thì sẽ được trừ vào dự toán năm sau của đơn vị.

7. Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/01/2015 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Đán 25 của tỉnh; thực hiện cơ chế đặt hàng đối với dịch vụ công ích, sự nghiệp khoa học.

Từ năm 2018, mức tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế sẽ được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình tăng giá dịch vụ theo Thông tư 37/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, đảm bảo đến năm 2020 các đơn vị phải đảm bảo tự chủ được 100% chi phí sau khi đã tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ.

[...]