Luật Đất đai 2024

Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành

Số hiệu 551-CT-TTr
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao
Ngày ban hành 16/03/1992
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Loại văn bản Chỉ thị
Người ký Trần Hoàn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN VÀ THỂ THAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 551-CT-TTr

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 1992 VÀ NHỮNG NĂM TỚI

Theo Pháp lệnh Thanh tra do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 1-4-1990, thanh tra Bộ có nhiệm vụ thanh tra viên thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội và công dân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ. Thanh tra viên thực hiện các chính sách pháp luật về văn hoá nghệ thuật, thông tin, thể thao trên phạm vi cả nước.

Vừa qua thanh tra Bộ đã có những hoạt động làm sáng tỏ nhiều vụ có kết luận về một số vụ việc của các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, xử lý các sai phạm thu hồi được tiền và tài sản góp phần vào việc thực hiện chủ trương chính sách, chống tiêu cực, ổn định nội bộ. Tuy vậy các hoạt động đó vẫn còn bị bó hẹp, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Chưa có các cuộc thanh tra trên quy mô toàn ngành nhất là các địa phương.

Để khắc phục những nhược điểm trên, đưa hoạt động thanh tra tiến kịp yêu cầu của nhiệm vụ, đáp ứng nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của đông đảo cán bộ viên chức trong ngành đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giải đáp những thắc mắc và dư luận xã hội thuộc phạm vi văn hoá nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản, báo chí, thể thao, Bộ chủ trương kiện toàn tổ chức thanh tra Bộ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội ngũ thanh tra nhân dân, thiết lập chương trình hoạt động thanh tra năm 1992 cụ thể là:

I. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC THANH TRA BỘ:

Trong năm 1991, Thanh tra Bộ đã sắp xếp 8 cán bộ nghỉ hưu. Số cán bộ còn lại nhiều đồng chí đã có quá trình quản lý và làm công tác thanh tra, tích luỹ được kinh nghiệm, nhưng có đồng chí sức khoẻ và năng lực nghiệp vụ có hạn. Nhìn chung số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn bất cập với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1992 cần bổ sung một số cán bộ có năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ, có kiến thức về tài chính để thay thế số cán bộ nghỉ hưu và đảm nhiệm những nhiệm vụ mới. Tạo điều kiện cho lực lượng thanh tra Bộ đủ sức làm nòng cốt và chủ trì các cuộc thanh tra trong ngành và các địa phương; ngoài cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, cần có số cán bộ làm cộng tác viên thanh tra.

Cần sớm ổn định bộ máy lãnh đạo thanh tra của Bộ. Từng bước phong cấp thanh tra viên.

Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thanh tra Bộ có chương trình và biện pháp cụ thể báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét.

Thanh tra Bộ phối hợp với Công đoàn Bộ và công đoàn cơ sở xây dựng và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thanh tra nhân dân.

II. CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 1992 VÀ NHỮNG NĂM TỚI:

Tổ chức trong năm 1992 và những năm tới các cuộc thanh tra trên quy mô rộng như sau:

1. Thanh tra ngành Điện ảnh.

a. Nhân dịp tổ chức tại ngành Điện ảnh, cần sớm mở cuộc thanh tra để xem xét và làm rõ các vấn đề dư luận xã hội, báo chí và cán bộ đã phản ánh về điện ảnh - Nội dung thanh tra tập trung 4 vấn đề:

- Quản lý và sử dụng vốn tài trợ điện ảnh

- Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ trong điện ảnh của mấy năm qua

- Những vấn đề quản lý ngành Điện ảnh và trách nhiệm cá nhân.

- Các kiến nghị với Bộ và với Nhà nước

Cuộc thanh tra này do Thanh tra Bộ chủ trì có phối hợp với Vụ Tài chính kế toán và Vụ Tổ chức cán bộ và cơ quan quản lý điện ảnh tiến hành.

b. Thanh tra Bộ hướng dẫn và chỉ đạo các Sở Văn hoá thông tin và các đơn vị cơ sở của ngành Điện ảnh tự kiểm tra 4 vấn đề:

- Nguồn thu trong hoạt động điện ảnh của địa phương và đơn vị (sản xuất, phát hành, chiếu bóng).

- Các khoản chi

- Tình hình phim video

- Những kiến nghị với cấp trên

2. Thanh tra các hoạt động xuất bản sách báo

Thanh tra Bộ phối hợp Cục xuất bản để mở cuộc thanh tra. Tập trung 3 nội dung:

- Kết quả việc chấp hành chủ trương, chính sách chỉ thị nghị quyết cấp trên về xuất bản sách báo.

- Tổ chức quản lý công tác xuất bản (quản lý nội dung thủ tục, kiểm tra, kiểm soát xử lý sai phạm).

- Những vấn đề tiêu cực cần giải quyết hiện nay và những kiến nghị xử lý.

Thanh tra Bộ hướng dẫn chỉ đạo các nhà xuất bản trung ương và địa phương tự thanh tra về 4 nội dung:

- Kết quả thực hiện chức năng xuất bản 2 năm gần đây. Ưu điểm khuyết điểm.

- Số lượng sách, văn hoá phẩm đã xuất bản trong năm 1990 - 1991

- Thu, chi, nộp ngân sách và các vấn đề tài chính của Nhà xuất bản.

- Những sai phạm, khuyết điểm của hoạt động xuất bản.

Các nhà xuất bản báo cáo kết quả thanh tra về Bộ. Thanh tra Bộ căn cứ báo cáo để thực hiện quyền phúc tra của mình.

3.Thanh tra về xây dựng cơ bản.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán và tranh thủ sự giúp đỡ của Thanh tra Nhà nước để thanh tra về 3 nội dung trong quản lý xây dựng cơ bản.

- Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2 năm 1990-1991 và việc tiến hành, sử dụng vốn xây dựng cơ bản.

- Xem xét chất lượng 1 số công trình đang thi công và 1 số công trình đã nghiệm thu sử dụng.

- Những sai phạm trong xây dựng cơ bản.

Thanh tra Bộ hướng dẫn các đơn vị xây dựng của Bộ tự kiểm tra và báo cáo về Bộ các nội dung:

- Chức năng của đơn vị.

- Quản lý vốn và phát triển vốn.

- Các công trình đơn vị đảm nhận (vốn, chất lượng, thời gian, kết quả nghiệm thu, ưu điểm nhược điểm của công trình sau khi đã sử dụng).

Thanh tra Bộ căn cứ kết quả tự kiểm tra của các đơn vị để thực hiện quyền phúc tra.

4. Thanh tra việc thực hiện pháp lệnh Bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Bảo tồn bảo tàng kiểm tra các nội dung:

- Tổng số di tích đã được Bộ xếp hạng trong 2 năm 1990 - 1991

- Hiệu quả chính trị, văn hoá, xã hội của các di tích và khả năng tồn tại.

- Tình trạng các di tích hiện nay.

- Kết quả bảo vệ và tôn tạo di tích.

- Những vi phạm đối với di tích danh thắng.

- Kiến nghị đối với Nhà nước.

Thanh tra Bộ hướng dẫn, chỉ đạo Sở Văn hoá Thông tin kiểm tra và báo cáo kết quả về các nội dung thẩm quyền quản lý của Sở về di tích, danh thắng.

5. Thanh tra về văn hoá miền núi.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Văn hoá quần chúng và Vụ Văn hoá dân tộc tổ chức kiểm tra tình hình văn hoá ở các địa phương miền núi phía Bắc và phía Nam.

Nội dung:

- Thực trạng văn hoá của nhân dân đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi trọng tâm: Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Công Tum.

- Chính sách, chủ trương của địa phương và kết quả thực hiện

- Những kiến nghị.

6. Tuỳ theo tình hình thực tế của các hoạt động trong ngành và tình hình đơn thư khiếu tố để tổ chức các cuộc thanh tra trong phạm vi hẹp để kết luận các vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của bộ.

7. Hướng dẫn chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xét đơn thư theo thẩm quyền các đơn vị - không để đơn thư tồn đọng kéo dài.

8. Mở hội nghị kiểm điểm việc thực hiện quyết định 240-HĐBT về đấu tranh tham chống nhũng và các biện pháp tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong ngành.

Thanh tra Bộ căn cứ chương trình này để lập kế hoạch và tiến độ thực hiện. Báo cáo kết quả qua việc thực hiện chương trình trước lãnh đạo Bộ vào tháng 1 năm 1993.

Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các Sở Văn hoá thông tin căn cứ chương trình và văn bản hướng dẫn của Chánh thanh tra Bộ để có kế hoạch và biện pháp thực hiện trong đơn vị và địa phương mình sau dó báo cáo kết quả về Bộ.

 

 

Trần Hoàn

(Đã ký)

 

 

 

21
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành
Tải văn bản gốc Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành
Chưa có văn bản song ngữ
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành
Số hiệu: 551-CT-TTr
Loại văn bản: Chỉ thị
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao
Người ký: Trần Hoàn
Ngày ban hành: 16/03/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Mục này được hướng dẫn bởi Mục I Công văn 570-TTr năm 1992 có hiệu lực từ ngày 15/05/1992
Thực hiện Chỉ thị 551-CT-TTr ngày 16-3-1992 của Bộ trưởng Văn hoá - Thông tin và Thể thao về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới, Thanh tra Bộ xin hướng dẫn một số điểm sau đây:

I. VỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC THANH TRA:

- Đối với tổ chức Thanh tra Bộ như trong chỉ thị đã nói cụ thể:

- Đối với tổ chức Thanh tra của Sở; Căn cứ điều 19 của Pháp lệnh Thanh tra, nghị định 144-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn số 124-TT-TTg ngày 18-7-1991 của Thanh tra Nhà nước, Sở có tổ chức thanh tra chuyên trách, có biên chế và con dấu riêng.

Đề nghị các Sở sớm ổn định tổ chức và báo cáo về Bộ danh sách cán bộ thanh tra của Sở trong quý 3 năm 1992.

- Đối với các đơn vị thuộc Bộ, nơi đã thành lập ban thanh tra nhân dân rà soát lại theo tinh thần nghị định 241-HĐBT ngày 5-8-1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Nơi nào chưa thành lập ban thanh tra nhân dân, thông qua đại hội công nhân viên chức để bầu (căn cứ vào chương III của bản nghị định này).

Báo cáo danh sách Trưởng, Phó ban thanh tra nhân dân gửi về cơ quan Thanh tra Bộ trước ngày 30-9-1992. Trên cơ sở này, Thanh tra Bộ sẽ tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra nhân dân vào quý 3 và 4-1992.

Xem nội dung VB
I. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC THANH TRA BỘ:
Mục này được hướng dẫn bởi Mục I Công văn 570-TTr năm 1992 có hiệu lực từ ngày 15/05/1992
Mục này được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 570-TTr năm 1992 có hiệu lực từ ngày 15/05/1992
Thực hiện Chỉ thị 551-CT-TTr ngày 16-3-1992 của Bộ trưởng Văn hoá - Thông tin và Thể thao về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới, Thanh tra Bộ xin hướng dẫn một số điểm sau đây:
....
II. VỀ CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 1992

2.1 Trong quý 2-1992, Bộ tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra, đẩy mạnh việc thực hiện quyết định 240 của Hội đồng Bộ trưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp về hai pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước đã được ban hành: pháp lệnh thanh tra và pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.

Yêu cầu các đơn vị trong Bộ sơ kết, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được, những khó khăn trở ngại hiện nay và những kiến nghị trong thực hiện quyết định 240 của Hội đồng bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng

Báo cáo gửi về Thanh tra Bộ trong tháng 5 và tháng 6 năm 1992.

2.2 Thanh tra ngành điện ảnh:

Thanh tra Bộ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tiến hành kiểm tra tài chính của ngành điện ảnh trong ba năm 1989, 1990 và 1991 từ tháng 3-1992 đến tháng 6 - 1992.

Đến quý 4 năm 1992 Thanh tra Bộ sẽ cử đoàn Thanh tra làm việc với Sở Văn hoá thông tin Hải phòng về tình hình Điện ảnh và Video.

Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao chỉ thị cho Thanh tra Sở tổ chức thanh tra 1 đơn vị trong điểm của Sở sau khi thanh tra gửi kết luận về Thanh tra Bộ. Các công ty chiếu bóng và băng hình địa phương xúc tiến tự kiểm tra bốn vấn đề được nêu trong chỉ thị. Mốc thời gian tự kiểm tra trong ba năm 89,90 và 91.

Về tình hình phim Video, cho biết địa phương có văn bản nào ngoài những văn bản của Bộ, kinh nghiệm của địa phương và những kiến nghị để đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý ở lĩnh vực này.

2.3. Thanh tra các hoạt động xuất bản sách báo:

Trong tháng 5 - 1992, Bộ đã chỉ đạo việc kiểm tra để tiến tới kiện toàn tổ chức ngành xuất bản và báo chí

Sau khi tổ chức ngành xuất bản và báo chí đã được kiện toàn, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với Cục xuất bản lập đoàn Thanh tra để kiểm tra từ 2 đến 3 nhà xuất bản thuộc các Bộ, ngành ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Mục tiêu của các cuộc thanh tra này là xem xét những mặt tốt và những sai phạm trong hoạt động cuả Nhà xuất bản, tìm nguyên nhân và biện pháo xử lý các sai phạm.

Thanh tra các Sở Văn hoá - thông tin và Thể thao căn cứ chức năng và quyền hạn đã được pháp lệnh thanh tra quy định để tổ chức thanh tra nhà xuất bản thuộc địa phương mình quản lý. Nội dung thanh tra đã được nêu trong chỉ thị 551 của Bộ.

Kế hoạch và kết quả thanh tra cần báo cáo về Bộ vào tháng 10-1992.

2.4. Thanh tra về xây dựng cơ bản:

Ngoài những điểm đã hướng dẫn trong chỉ thị của Bộ để các đơn vị tự kiểm tra, Thanh tra Bộ yêu cầu các đơn vị có công trình xây dựng (hoặc nâng cấp, cải tạo ...) thống kế theo biểu mẫu dưới đây và gửi về cơ quan Thanh tra Bộ trong quý 3 năm 1992. Trên cơ sở đó Thanh tra Bộ thực hiện quyền phúc tra một số công trình trọng điểm.

BÁO CÁO THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 90,91

Đơn vị: Triệu đồng

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Trong tháng 5-1992 Bộ phối hợp với Cục truyền thanh truyền hình và Liên hiệp Khoa học sản xuất truyền thanh truyền hình tổ chức thanh tra các công trình xây dựng và lắp đặt đầu thu vệ tinh; Thanh tra công trình nhà khách số 6 Giảng Võ.

Trong quý 3, quý 4 Thanh tra Bộ phối hợp Vụ kế hoạch, Vụ tài chính kế toán và các ngành có liên quan tổ chức thanh tra 2 đến 3 công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn như: Nhà hát chèo, Đài truyền hình Cần Thơ...

2.5. Thanh tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh

Do nhận thức chưa đầy đủ, hiện nay có tình trạng di tích danh lam thắng cảng bị phá huỷ do khai thác đá ... tình trạng đào bới Lăng mộ và các hoạt động tìm vàng, đồ quý hiếm, lấy cắp các cổ vật ở các di tích kiến trúc đình, chùa ... có chiều hướng gia tăng.

Tình trạng các di tích xuống cấp ngày càng phổ biển, tuy Bộ và các địa phương đã có những biện pháp khắc phục những khó khăn nhiều; Chung quanh vấn đề khai thác sử dụng các di tích, danh thắng, vấn đề xét duyệt, quyết định công nhận và kinh phí có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.

Việc thanh tra, kiểm tra có những kiến nghị để Bộ có cơ sở cho những chủ trương và biện pháp mới là rất cần thiết. Trong quý 4-1992 và quý 1-1993, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với Vụ bảo tồn Bảo tàng và các cơ qian chức năng khác lập một đến hai đoàn thanh tra để kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ di tích danh thắng ở các tỉnh: Hà Bắc, Nam Hà và thành phố Hà Nội.

Sở Văn hoá thông tin và thể thao có kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp lệnh ở địa phương mình và báo cáo kết quả về Bộ trong quý 4 - 1992.

2.6 Thanh tra về văn hoá miền núi:

Trong năm 1992, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp cùng Vụ Văn hoá quân chúng và Vụ Văn hoá dân tộc đi kiểm tra nắm tình hình thực trạng văn hoá nhân dân đồng bào các dân tộc để có những kiến nghị cụ thể với lãnh đạo Bộ chuẩn bị cho những bước tiếp theo trong những năm sau:

Quá trình thực hiện chỉ thị này phải được gắn với việc thực hiện quyết định 240-HĐBT ngày 26-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng. Đề nghị các Sở và các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn này để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể thực hiện trong đơn vị và địa phương mình.

Xem nội dung VB
II. CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 1992 VÀ NHỮNG NĂM TỚI:
Mục này được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 570-TTr năm 1992 có hiệu lực từ ngày 15/05/1992