Việc ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị xử lý như thế nào, và những hậu quả pháp lý đối với người ra bản án có thể là gì?

Nội dung chính

    Việc ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 131 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

    1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;

    d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng;

    đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, đương sự tự sát;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Dấu hiệu pháp lý của tội danh này:

    Khách thể: Tội phạm này xâm phạm hoạt đông tư pháp.

    Chủ thể: Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ thẩm phán hoặc hội thẩm mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

    Mặt khách quan: 

    Người phạm tội có hành vi ra bản án trái pháp luật. Tính trái pháp luật của bản án có thể được hiểu là: Nội dung quyết định của bản án không phù hợp với thực tế của vụ án trên cơ sở đối chiếu với pháp luật hiện hành. Sự không phù hợp đó có thể do dựa trên những tình tiết sai dẫn đến áp dụng pháp luật sai nhưng cũng có thể dựa trên những tình tiết đúng nhưng vẫn áp dụng sai pháp luật…

    Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

    Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với người phạm tội là 15 năm.

    1