Trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam, trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm là gì?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam, trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm là gì?

Nội dung chính

    Trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam, trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm là gì?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 05/2017/NĐ-CP thì trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa được quy định như sau:

    - Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này để phê duyệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    - Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án đúng thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định giao tổ chức, cá nhân khác lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

    - Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong các trường hợp sau:

    + Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định;

    + Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

    Trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa được quy định tại Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

    13