Tội vi phạm quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống theo Bộ luật Hình sự 2015 xử lý như thế nào?
Nội dung chính
Tội vi phạm quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống theo Bộ luật Hình sự 2015 xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 410 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 140 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
1. Người nào không chấp hành quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể;
b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tống chết;
b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Lôi kéo người khác phạm tội;
e) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Như vậy, hành vi vi phạm quy định về bảo vệ là hành vi của quân nhân khi không chấp hành quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi này là gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản. Cụ thể: làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể, làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự...
Hình phạt áp dụng: Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Trân trọng!