Tội ra quyết định trái pháp luật sẽ phải chịu những hình thức xử lý nào theo Bộ luật Hình sự 2015?

Nếu một cá nhân ra quyết định trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015, họ sẽ phải chịu những hình thức xử lý nào và liệu có những tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này không?

Nội dung chính

    Tội ra quyết định trái pháp luật  sẽ phải chịu những hình thức xử lý nào theo Bộ luật Hình sự 2015?

    Theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 132 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

    1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Dẫn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

    Dấu hiệu pháp lý của tội danh này:

    Khách thể: Tội phạm này xâm phạm hoạt động tư pháp.

    Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

    Mặt khách quan: Có hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kí và ban hành các quyết định theo quy định của pháp luật về tố tụng (hình sự, dân sự, lao động, hành chính) thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không phải là quyết định khởi tố, truy tố trong hoạt động tố tụng hình sự

    Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

    Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với người phạm tội là 12 năm.

    Trân trọng! 

    1