Những trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới đất trong phạm vi đập thủy điện?

Những trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới đất trong phạm vi đập thủy điện? Những nội dung phương án cắm mốc chỉ giới gồm những nội dung gì?

Nội dung chính

    Những trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới đất trong phạm vi đập thủy điện?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện quy định như sau:

    Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
    1. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
    a) Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên;
    b) Đập có chiều cao từ 15 m trở lên.
    2. Xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới
    Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập.
    3. Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
    a) Xác định vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
    b) Xác định vị trí cắm mốc;
    c) Quy cách mốc;
    d) Quản lý mốc.

    Theo đó, các trường hợp nào phải cắm mốc giới chỉ đất trong phạm vi đập thủy điện bao gồm:

    - Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên

    - Đập có chiều cao từ 15 m trở lên

    Những trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới trong phạm vi đập thủy điện?

    Những trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới trong phạm vi đập thủy điện? (Hình từ Internet)

    Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới gồm những nội dung gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện quy định như sau:

    Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
    1. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
    a) Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên;
    b) Đập có chiều cao từ 15 m trở lên.
    2. Xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới
    Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập.
    3. Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
    a) Xác định vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
    b) Xác định vị trí cắm mốc;
    c) Quy cách mốc;
    d) Quản lý mốc.
    ….

    Theo đó, nội dung phương án cắm mốc chỉ giới gồm

    - Xác định vùng phụ cận bảo vệ đập như sau: Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra.

    + Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m

    + Đập cấp I tối thiểu là 200 m

    + Đập cấp II tối thiểu là 100 m

    + Đập cấp III tối thiểu là 50 m

    + Đập cấp IV tối thiểu là 20 m

    - Xác định vị trí cắm mốc;

    - Quy cách mốc;

    - Quản lý mốc.

    Quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện quy định như sau:

    Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
    …..
    5. Tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới
    a) Ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt;
    b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý;
    c) Trường hợp mốc chỉ giới bị mất hoặc hư hỏng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc giới bị mất hoặc hư hỏng phải thông báo cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện biết để thay thế.
    ….

    Theo đó, tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới quy định như sau:

    - Ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý

    - Trường hợp mốc chỉ giới bị mất hoặc hư hỏng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc giới bị mất hoặc hư hỏng phải thông báo cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện biết để thay thế.

    27