Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về văn thư, lưu trữ nhà nước được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về văn thư, lưu trữ nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về văn thư, lưu trữ nhà nước như sau:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý tài liệu Phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ;
c) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về văn thư, lưu trữ;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia tài liệu lưu trữ điện tử.
Như vậy, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý thống nhất về văn thư và lưu trữ nhà nước, quản lý tài liệu Phông Lưu trữ Nhà nước, hướng dẫn và kiểm tra dịch vụ lưu trữ, và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài liệu lưu trữ điện tử.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về văn thư, lưu trữ nhà nước được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về cải cách hành chính nhà nước?
Theo Điều 16 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về cải cách hành chính nhà nước như sau:
a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách hành chính nhà nước trong từng giai đoạn. Làm thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ;
b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước;
c) Thẩm định đề án thí điểm cải cách hành chính do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
d) Chủ trì triển khai công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ; công tác tuyên truyền về cải cách hành chính. Chủ trì xây dựng báo cáo cải cách hành chính hàng quý, 6 tháng và hàng năm, trình Chính phủ tại phiên họp Chính phủ;
đ) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn phương pháp theo dõi, đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;
e) Tổ chức triển khai, xác định và công bố chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;
g) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thực hiện kế hoạch và báo cáo về công tác cải cách hành chính theo quy định.
Như vậy, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền quyết định chương trình và kế hoạch cải cách hành chính, thẩm định các đề án cải cách, chủ trì công tác cải cách tổ chức bộ máy và chế độ công vụ, xây dựng báo cáo và chỉ số cải cách hành chính, và hướng dẫn các cơ quan trong việc thực hiện kế hoạch cải cách.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về hợp tác quốc tế?
Căn cứ Khoản 18 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về hợp tác quốc tế như sau:
a) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức;
c) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
Theo quy định, Bộ Nội vụ có trách nhiệm quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình, chủ trì phối hợp hợp tác với các nước ASEAN về công vụ, đàm phán và ký kết điều ước quốc tế, cũng như tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về thanh niên
Căn cứ Khoản 19 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về thanh niên như sau:
a) Hướng dẫn việc lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực;
b) Hướng dẫn các bộ, ngành lồng ghép chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu của bộ, ngành;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Như vậy, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ hướng dẫn lồng ghép chính sách và chỉ tiêu phát triển thanh niên vào các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hướng dẫn các bộ, ngành lồng ghép chỉ tiêu thống kê về thanh niên, và chủ trì phối hợp xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên cùng với các cơ quan liên quan.