Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương được quy định ra sao?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương được quy định ra sao?

    Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương như sau:

    a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động;

    b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

    c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

    d) Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế;

    đ) Hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.

    Theo như quy định thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tiền lương, và giải quyết tranh chấp lao động; quản lý tiền lương, thù lao trong doanh nghiệp nhà nước; và hỗ trợ các tổ chức đại diện người lao động cũng như thực hiện nhiệm vụ quốc gia trong lĩnh vực lao động liên quan đến hiệp định thương mại quốc tế.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm?

    Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm như sau:

    a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

    b) Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;

    c) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm;

    d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

    đ) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện các quy định về việc làm, quản lý lao động trong và ngoài nước, thu thập và công bố thông tin thị trường lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, và quản lý Quỹ quốc gia về việc làm.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương được quy định ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

    Theo Khoản 8 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

    a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    b) Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước;

    c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

    d) Quyết định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh thông tin, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    đ) Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;

    e) Quản lý Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các quy định về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát triển thị trường lao động ngoài nước, xây dựng kế hoạch và chứng chỉ bồi dưỡng, quản lý giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động ra nước ngoài, giám sát hợp đồng và quản lý Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

    7