Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

    Trong tiến trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Chiến dịch Xuân Lộc giữ vai trò trận đánh then chốt cuối cùng, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng.

    Đây là trận đánh ác liệt nhất trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp mở toang "cánh cửa thép phía Đông", tạo điều kiện cho quân Giải phóng tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến kéo dài suốt 21 năm.

    Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong 12 ngày đêm, từ ngày 9 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Địa bàn Chiến dịch là thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh lúc bấy giờ.

    Ngay sau thắng lợi ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, quân Giải phóng tiếp tục phát triển thế tiến công chiến lược. Bộ Tư lệnh Miền (B2) được giao nhiệm vụ đánh chiếm Xuân Lộc, phá vỡ tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở cửa ngõ phía Đông.

    Ngày 9/4/1975, quân ta mở màn Chiến dịch Xuân Lộc với các mũi tấn công từ hướng Bắc, Tây và Tây Nam thị xã. Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) điều lực lượng tinh nhuệ nhất – Sư đoàn 18, cùng nhiều đơn vị biệt động quân, thiết giáp, pháo binh tăng viện để giữ bằng được Xuân Lộc.

    Sau 10 ngày giao tranh, quân ta đã bao vây, đánh bật từng cụm phòng ngự, phá hủy hàng trăm xe quân sự, loại khỏi vòng chiến hàng ngàn binh lính địch.

    Ngày 19/4, ta cắt đứt hoàn toàn quốc lộ 1 từ Xuân Lộc về Sài Gòn.

    Ngày 21/4/1975, quân đội VNCH rút bỏ hoàn toàn Xuân Lộc, mở đường cho cánh quân chủ lực tiến thẳng về Sài Gòn.

    Chiến thắng Xuân Lộc là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh quân sự, bản lĩnh chiến lược và quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam của quân dân Việt Nam.

    Như vậy, Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong 12 ngày đêm.

    Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

    Chiến dịch Xuân Lộc được diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? (Hình từ Internet)

    Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?

    Theo Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được quy định như sau:

    (1) Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.

    (2) Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:

    - Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;

    - Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;

    - Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;

    - Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;

    - Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;

    - Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (3) Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được quy định như sau:

    - Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

    - Khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    (4) Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.

    (5) Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp trên, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự của cấp mình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành.

    Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
    saved-content
    unsaved-content
    100