Thanh tra Chính phủ ban hành danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra như thế nào?
Nội dung chính
Thanh tra Chính phủ ban hành danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra?
Tại Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-TTCP có quy định đối tượng áp dụng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra. Cụ thể, Thông tư áp dụng đối với:
[1] Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính:
- Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra cấp tỉnh
- Thanh tra cấp huyện
- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
[2] Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực:
- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương
- Thanh tra sở
[3] Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ ban hành danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra? (Hình từ Internet)
Danh mục 24 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP thì danh mục 24 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra gồm:
(1) Thanh tra viên cao cấp về công tác thanh tra
(2) Thanh tra chính về công tác thanh tra
(3) Thanh tra viên về công tác thanh tra
(4) Chuyên viên cao cấp về công tác thanh tra
(5) Chuyên viên chính về công tác thanh tra
(6) Chuyên viên về công tác thanh tra
(7) Thanh tra viên cao cấp về tiếp công dân và xử lý đơn
(8) Thanh tra viên chính về tiếp công dân và xử lý đơn
(9) Thanh tra viên về tiếp công dân và xử lý đơn
(10) Chuyên viên cao cấp về tiếp công dân và xử lý đơn
(11) Chuyên viên chính về tiếp công dân và xử lý đơn
(12) Chuyên viên về tiếp công dân và xử lý đơn
(13) Thanh tra viên cao cấp về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(14) Thanh tra viên chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(15) Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(16) Chuyên viên cao cấp về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(17) Chuyên viên chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(18) Chuyên viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo
(19) Thanh tra viên cao cấp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(20) Thanh tra viên chính về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(21) Thanh tra viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(22) Chuyên viên cao cấp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(23) Chuyên viên chính về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(24) Chuyên viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm của công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về trình tự phê duyệt vị trí việc làm như sau:
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, trình tự phê duyệt vị trí việc làm của công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra gồm các bước sau:
[1] Cơ quan, tổ chức chuyên ngành Thanh tra căn cứ vào các quy định và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm
[2] Cơ quan, tổ chức chuyên ngành Thanh tra gửi đề án vị trí việc làm đã xây dựng cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của ngành Thanh tra
[3] Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của ngành Thanh tra tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm và trình cấp có thẩm quyền quyết định
[4] Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.