Hướng dẫn chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 29/10/2023 như thế nào?
Nội dung chính
Hướng dẫn chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 29/10/2023?
Ngày 29/10/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người mắc bệnh COVID-19 và chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19.
Trong đó, Bộ Y tế có hướng dẫn về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Do đó, các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 cũng như chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch Covid-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Hướng dẫn chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 29/10/2023? (Hình từ Internet)
Từ ngày 20/10/2023 người tham gia chống dịch COVID-19 được hưởng các chế độ chính sách nào?
Tại Mục 3 Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 quy định như sau:
...
3. Các chế độ chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 thuộc nhóm B được thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch kể từ ngày 20/10/2023.
...
Theo đó, kể từ ngày 20/10/2023 người tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù và chế độ phụ cấp chống dịch theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:
(1) Chế độ phụ cấp thường trực quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:
Chế độ phụ cấp thường trực:
- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 2.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
Ngoài ra, người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Lưu ý:
- Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên;
- Thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên;
- Thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Chế độ hưởng lương, ngày nghỉ:
- Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.
(2) Chế độ phụ cấp chống dịch quy định tại Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:
Chế độ phụ cấp chống dịch:
- Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng phụ cấp chống dịch 100.000 đồng/ngày/người;
- Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên.
- Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
- Trường hợp dịch chưa được công bố nhưng phải đi giám sát, điều tra, xác minh dịch cũng được hưởng phụ cấp chống dịch 100.000 đồng/ngày/người;
Chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ:
- Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày thường là 100.000 đồng/ngày/người, áp dụng cho tất cả các loại dịch;
- Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường;
- Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày lễ, ngày Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường.
- Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.
- Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương như sau:
+ Vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày;
+ Vào ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
- Trường hợp đơn vị huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
(3) Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật quy định tại Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:
- Mức phụ cấp phẫu thuật cho người tham gia chống dịch COVID-19 được quy định như sau:
- Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại.
Ngoài Covid 19 các bệnh truyền nhiễm nào thuộc nhóm B?
Tại Điều 1 Quyết định 26/2023/QĐ-TTg quy định về sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định bệnh COVID 19 được điều chỉnh thành bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 quy định các bệnh truyền nhiễm:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
...
Như vậy, Như vậy ngoài Covid 19 các bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, bao gồm:
- Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);
- Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Bệnh bạch hầu;
- Bệnh cúm;
- Bệnh dại;
- Bệnh ho gà;
- Bệnh lao phổi;
- Bệnh do liên cầu lợn ở người;
- Bệnh lỵ A-míp (Amibe);
- Bệnh lỵ trực trùng;
- Bệnh quai bị;
- Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);
- Bệnh sốt rét;
- Bệnh sốt phát ban;
- Bệnh sởi;
- Bệnh tay-chân-miệng;
- Bệnh than;
- Bệnh thủy đậu;
- Bệnh thương hàn;
- Bệnh uốn ván;
- Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);
- Bệnh viêm gan vi rút;
- Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
- Bệnh viêm não vi rút; b
- Bnh xoắn khuẩn vàng da;
- Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
- Bệnh do vi rút Zika