17:17 - 13/11/2024

Cha, mẹ đẻ và người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì có tiến hành xác minh lại lý lịch của người vào Đảng không?

Cha, mẹ đẻ và người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì có tiến hành xác minh lại lý lịch của người vào Đảng không? Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên khi tiến hành xác minh lý lịch của người vào Đảng là gì?

Nội dung chính

    1. Cha, mẹ đẻ và người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì có tiến hành xác minh lại lý lịch của người vào Đảng không? 

    Tại Điểm c Tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau: 

    c) Phương pháp thẩm tra, xác minh

    - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.

    - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

    - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

    - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

    - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

    - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

    - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.

    - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

    Theo đó, với trường hợp bố mẹ bạn là Đảng viên và bạn đang thực hiện thủ tục để vào Đảng và khi tiến hành khai lý lịch mà bạn và bố mẹ bạn đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh lại về lý lịch của bạn.

    Cha, mẹ đẻ và người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì có tiến hành xác minh lại lý lịch của người vào Đảng không?

    Cha, mẹ đẻ và người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì có tiến hành xác minh lại lý lịch của người vào Đảng không? (Hình từ Internet)

    2. Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên khi tiến hành xác minh lý lịch của người vào Đảng là gì?

    Căn cứ Điểm d Tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên, theo đó: 

    - Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

    + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

    + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

    + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

    - Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

    + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

    + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

    + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

    Như vậy, các cấp ủy và đảng viên khi tiến hành xác minh lý lịch của người vào Đảng sẽ có các trách nhiệm nêu trên theo quy định của pháp luật. 

    3